Tin Tức Mới
...

Ngâm chân tốt nhưng với ai thì không nên?

Tạp chí “Life Times” tiến hành điều tra với 2.104 người thì có đến 23,3% trả lời là chưa bao giờ ngâm chân, còn 41,7% lại cho rằng ngâm chân thật sự phiền phức.

Những con số trên phần nào cho thấy, có khá nhiều người trong chúng ta chưa thấy hết được tác dụng và vai trò của việc ngâm chân.

Ngâm chân bằng nước nóng không phải do y học hiện đại bây giờ mới phát hiện ra, mà từ lâu trong Trung y đã có những bài thuốc và cách chữa bệnh thông qua phương pháp này, nhưng có lẽ nó chưa thực sự được phổ biến.

Ngam chan tot nhung voi ai thi khong nen?
Người viêm khớp dạng thấp cần cân nhắc liệu pháp ngâm chân.

Ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông máu; Giảm bớt việc đâu đầu; Giúp giấc ngủ sâu hơn.

Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao để có được hiệu quả nhất.

Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân.

Bởi theo bác sĩ chuyên gia ngọai khoa huyết quản Trương Cường, ông đã chứng kiến khá nhiều người già bị mắc bệnh trên nhưng thường xuyên ngâm chân nước nóng, cho đến một ngày khi đưa đến bệnh viện thì chân đã bị hoại tử và phải cắt bỏ.

Tiếp đến là những người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 ℃.

Một đối tượng khác nữa bị ngăn cấm hoàn toàn với việc ngâm chân nước nóng chính là trẻ em. Bởi đối với các em, đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.

Những bệnh nhân tiểu đường, thì lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ.

Người bình thường cảm thấy nhiệt độ nước quá nóng, còn với những người mắc bệnh này thì mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.

Hơn nữa, với bệnh nhân tiểu đường, nếu bị một mụn nước nhỏ, không xử lý y tế kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét, có thể gây ra nghiêm trọng hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ.

Ngoài các nhóm này, có bàn chân của vận động viên, bàn chân của bệnh nhân herpes, eczema và các bệnh khác là không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.

ND (Tổng hợp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét